Người xưa có câu: “Làm nhà từ móng”. Ngôi nhà có móng chắc thì mới bền vững và hơn hết là đảm bảo sự an toàn. Tuy nhiên, không phải mọi công trình đều có phương pháp làm móng nhà giống nhau, mà còn căn cứ dựa trên một số tiêu chí nhất định. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể về vấn đề này qua nội dung sau đây!
Có những loại móng nhà nào?
Móng là kết cấu xây dựng nằm ở dưới cùng của ngôi nhà, đảm nhiệm chức năng tải trọng cho toàn bộ công trình. Tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của khu đất và độ cao, tải trọng của ngôi nhà mà móng có hình dạng, kích thước khác nhau. Trong đó, có 4 loại móng phổ biến trong công trình dân dụng là móng đơn, móng băng, móng bè, và móng cọc.
Móng đơn
Móng đơn là loại móng đỡ một cột hoặc một chùm cột đứng sát nhau, thường được thiết kế nằm riêng lẻ hoặc thành cụm, bố trí dưới chân cột nhà. Móng đơn có kết cấu đơn giản, đáy hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tròn. Tùy vào mỗi công trình mà móng đơn có sự chênh lệch về kích thước và hình dạng khác nhau.
Móng băng
Móng băng là loại móng được thiết kế thành dạng dải dài, chạy theo chân tường, có thể nằm độc lập hoặc giao cắt với nhau theo dạng chữ thập. Móng băng được xếp vào nhóm móng nông – là loại móng xây trên các hố đào trần, sau đó lấp đất lại.
Móng bè
Móng bè là loại móng được thiết kế trải rộng dưới toàn bộ công trình để giảm áp lực của công trình lên nền đất. Tương tự như móng băng, móng bè cũng được xếp vào nhóm móng nông – là tấm bê tông cốt thép dày đặc “nổi” trên mặt đất như một chiếc bè và truyền tải trọng từ kết cấu xuống đất.
Móng cọc
Móng cọc là loại móng sâu, dùng để truyền tải trọng của công trình xuống sâu dưới lớp đất. Móng cọc được thiết kế với hình trụ dài, thường làm từ vật liệu bê tông cốt thép. Ngoài ra, người ta còn dùng những cây cọc bằng gỗ, tre… để gia cố nền đất dưới móng công trình.
So sánh các loại móng làm nhà
Mỗi loại móng nhà có những đặc điểm, cấu trúc đặc thù riêng. Tương ứng, chúng cũng có những ưu – nhược điểm và cách ứng dụng khác nhau trong xây dựng công trình. Cùng xem xét các tiêu chí so sánh dưới đây:
Lưu ý: Những số liệu nêu trên chỉ có tính tham khảo. Mọi thông số kỹ thuật thực tế cần được tư vấn chính xác từ kiến trúc sư hoặc kỹ sư xây dựng.
Ưu và nhược điểm
Loại nhà và nền đất phù hợp
Móng đơn
– Khả năng chịu lực không cao, phù hợp với công trình có trọng tải thấp, quy mô nhỏ như nhà gác lửng cấp 4, nhà vườn cấp 4, nhà ống cấp 4, nhà 1 tầng, nhà 2 tầng hiện đại…
– Nền đất có sức chịu tải tốt. Nếu nền đất yếu phải xử lý nền bằng cát đệm, cọc tre, cừ tràm.
Móng băng
– Khả năng chịu tải không cao, phù hợp với các công trình vừa và nhỏ như biệt thự nhà vườn 1 – 2 tầng, biệt thự nhà ống…
– Có thể sử dụng móng băng trên nền đất xấu. Nếu lớp đất yếu có chiều dày lớn (1.5 – 3m) nên dùng móng băng có cọc.
Móng bè
– Móng bè phù hợp với công trình có tải trọng nhỏ và thấp tầng, đặc biệt là các công trình có tầng hầm, nhà để xe, bể nước, kho chứa đồ…
– Chỉ thích hợp với nền đất tốt, ở các nơi có các lớp địa tầng có chiều dày lớn, ổn định.
Móng cọc
– Móng cọc có độ chịu tải tốt, do đó phù hợp các công trình có trọng tải lớn như tòa nhà cao tầng, biệt thự đồ sộ…
– Có thể thi công trên tất cả các loại nền đất.
Độ phức tạp khi thi công
– Móng đơn có kết cấu khá đơn giản, phương pháp thi công ít phức tạp, thời gian thi công ngắn.
– Móng băng: biện pháp thi công khá đơn giản, không tốn kém quá nhiều thời gian. Tuy nhiên với nền đất xấu thì kỹ thuật thi công đòi hỏi sự phức tạp cao hơn.
– Móng bè: thời gian thi công móng bè nhanh, kỹ thuật đơn giản hơn so với móng băng.
– Móng cọc: phương pháp thi công phức tạp, đòi hỏi các thiết bị, máy móc chuyên dụng.
Chi phí
Cách tính chi phí làm móng nhà
Để tính toán chi phí làm móng nhà, bạn cần xác định diện tích móng nhà và đơn giá thi công. Cụ thể:
Diện tích làm móng nhà: được tính dựa vào diện tích xây dựng tầng 1 như sau:
– Diện tích xây dựng móng nhà sẽ dao động từ 50 – 70% diện tích xây dựng sàn tầng 1.
– Đối với công trình có tầng hầm thì diện tích móng sẽ tính bằng 200% diện tích xây dựng tầng 1.
Lưu ý: diện tích xây dựng nền móng thường sẽ bị ảnh hưởng bởi tính chất nền đất và thiết kế của công trình.
Đơn giá xây dựng theo đơn vị thi công
– Gồm vật tư và nhân công để hoàn thiện phần móng.
– Đơn giá xây dựng phần thô chịu tác động bởi vị trí thi công, vùng miền, thiết kế của công trình… thường giao động trong khoảng từ 3-5 triệu đồng/m2.
* Cách tính chi phí của một số loại móng phổ biến nhất hiện nay:
– Chi phí làm móng đơn chiếm khoảng 30- 50% diện tích xây dựng tầng 1, thông thường sẽ được tính bao gồm trong đơn giá xây dựng.
– Chi phí làm móng băng 1 phương = 50% x diện tích xây dựng tầng 1 x đơn giá xây dựng phần thô.
– Chi phí làm móng băng 2 phương = 70% x diện tích xây dựng tầng 1 x đơn giá xây dựng phần thô.
– Chi phí làm móng cọc = (đơn giá x số lượng cọc x chiều dài cọc) + (chi phí nhân công ép cọc: 15-20.000.000VNĐ) + (hệ số đài móng: 0.2 x diện tích xây dựng tầng 1 x đơn giá xây dựng phần thô)
Lưu ý: tùy vào thời điểm và khu vực vùng miền mà giá thành sẽ có sự chênh lệch.
Để hiểu rõ hơn chi phí làm móng nhà, bạn đọc có thể tham khảo các ví dụ dưới đây. Đơn giá xây dựng phần thô trong ví dụ là 3 triệu/m2, áp dụng trên nền đất có diện tích 5 x 20m.
Ví dụ 1: Móng băng một phương: 5 x 20 x 50% x 3.000.000 = 150.000.000 VNĐ
Ví dụ 2: Móng băng hai phương: 5 x 20 x 70% x 3.000.000 = 210.000.000 VNĐ
Ví dụ 3: Móng cọc ép tải với số lượng 15 tim, chiều dài cọc 9: (250.000 x 15 x 2 x 9) + 20.000.000 + (0.2 x 5 x 20) x 3.000.000 = 147.500.000 VNĐ
So sánh chi phí làm móng nhà
Qua công thức tính chi phí làm móng bên trên, có thể thấy giá thành móng nhà không chỉ phụ thuộc vào từng loại móng mà còn phải dựa trên các thông số kỹ thuật, giá thành thi công… Do đó, gia chủ cần căn cứ vào điều kiện thực tế của công trình để có phương án tối ưu về chi phí nhất.
Nguồn Kientructrangkim
Chia sẻ nhận xét về sản phẩm