» Nguồn cung vật liệu xây dựng như cát, đá, xi măng, thép đang ngày càng khan hiếm, đẩy nhiều dự án xây dựng tại các địa phương như Tiền Giang, Bình Thuận, Hà Tĩnh vào tình trạng đình trệ, thi công cầm chừng. Giá vật liệu tăng cao, trong khi chi phí đầu tư chưa kịp điều chỉnh, khiến nhiều chủ đầu tư và nhà thầu gặp khó khăn chồng chất.
Thời gian gần đây, nhiều mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang nằm trong diện thanh tra, kiểm tra hoặc tạm dừng hoạt động, khiến cho nguồn cung giảm mạnh. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện các dự án. Nhiều công trình do thiếu vật liệu xây dựng phải thi công cầm chừng. Một số dự án cần gấp rút hoàn thành thì phải vật liệu với giá cao.
Dự án kè chống sạt lở sông Mã tại thôn Giang Đông và Nghĩa Kỳ, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc triển khai đầu năm 2025. Đơn vị thi công cho biết: Đây là thời gian vàng để đẩy nhanh tiến độ dự án. Thế nhưng, từ đầu tháng 4 đến nay, nguồn đá phục vụ thi công dự án không thể mua được hoặc mua được với số lượng rất ít. Do vậy, nhà thầu phải thi công cầm chừng. Mùa mưa lũ đang đến gần, trong khi đó, 40% khối lượng đá để thi công phần chân kè vẫn chưa có.
Ông Lê Lệnh Phong, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng nông nghiệp Thanh Hóa cho biết, vật liệu tăng giá, cũng rất khó lấy, khan hiếm, ảnh hưởng đến tiến độ thi công, sẽ bị chậm đi rất nhiều.
Đại diện nhiều doanh nghiệp cho biết: Thời gian gần đây, nguồn cung vật liệu để thực hiện các dự án khan hiếm nên giá rất cao. Có thời điểm, đất san lấp, đá và cát xây dựng không thể mua được. Theo kế hoạch, năm 2025, tỉnh Thanh Hóa có hàng nghìn dự án được triển khai tại các địa phương, với tổng nguồn vốn đầu tư công hơn 14.200 tỷ đồng. Nếu nguồn cung vật liệu vẫn khan hiến, giá tăng cao, nhiều khả năng tiến độ của các công trình dự án sẽ khó hoàn thành đúng mục tiêu đề ra.
ximang.vn
»» Nhiều công trình tại Thanh Hóa đình trệ vì giá cát tăng đột biến
»» Giá cát xây dựng tại miền Trung tăng cao do khan hiếm nguồn cung
Chia sẻ nhận xét về sản phẩm