Việc chọn và sử dụng loại gạch nào còn tùy thuộc vào điều kiện thực tế công trình và ngân sách của gia chủ. Ngoài ra việc kiểm tra chất lượng gạch cũng cần được chú trọng để bảo bảo chất lượng và an toàn cho công trình.
Kinh nghiệm chọn gạch xây nhà
Chọn gạch xây nhà dựa trên chi phí
Thông thường, để xây 1m2 tường cần bao nhiêu viên gạch? Và tương ứng với từng loại gạch, chi phí sẽ là bao nhiêu? Hãy cùng tham khảo bảng báo giá và định mức xây tường gạch có độ dày 110mm sau đây:
Lưu ý: bảng báo giá trên chỉ manh tính có giá trị và đúng ở từng thời điểm. Tùy vào từng đơn vị sản xuất, giá thành sản phẩm sẽ có sự chênh lệch. Bên cạnh đó, chi phí xây tường gạch sẽ còn bao gồm chi phí nhân công và vật tư đi kèm (xi măng xây dựng, xi măng trát, cát).
Như vậy, bằng cách nhân định mức gạch trên 1m2 với tổng diện tích xây dựng, gia chủ sẽ ước tính được số lượng và tổng chi phí gạch cần sử dụng cho ngôi nhà mình. Từ đó có thể cân đối ngân sách để chọn loại gạch phù hợp.
Chọn loại gạch dựa trên kết cấu căn nhà
Để chọn được loại gạch tối ưu cho căn nhà, trước hết chúng ta cần phải lên phương án xây dựng cụ thể. Thông thường, gạch được sử dụng cho phần móng và các bức tường của công trình. Đối với phần móng, gạch đặc không lỗ là phương án tốt nhất. Còn đối với các hạng mục tường, vách, có thể tham khảo một số kinh nghiệm như sau:
– Tường đơn (110mm): sử dụng gạch đặc, gạch 4 lỗ hoặc gạch bê tông cốt liệu.
– Tường đôi (220mm): sử dụng gạch 2 lỗ, gạch 4 lỗ hoặc gạch 6 lỗ.
– Tường ba (335mm, kết cấu nhà ở trên 3 tầng): nên dùng các loại gạch có khối lượng nhẹ, chịu lực cao như gạch ACC, gạch bê tông và gạch đặc.
– Tường 2 lớp chống nóng: gạch lỗ (2 lỗ hoặc 4 lỗ); gạch bê tông hoặc gạch ACC.
Cần căn cứ vào thực tế công trình để chọn gạch xây nhà phù hợp
Chọn đặc tính của gạch phù hợp với công trình
Mỗi ngôi nhà được xây dựng với những đặc điểm, yêu cầu khác nhau. Chẳng hạn, nhà hướng Tây đề cao tính chống nóng thì nên chọn gạch bê tông hoặc gạch thẻ đặc để tăng khả năng cách nhiệt. Hoặc giả như gia chủ yêu cầu cao về tính cách âm, gạch ACC là loại vật tư được chuyên gia khuyên dùng.
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào từng hạng mục như móng nhà, tường bao, tường vách, tường nhà vệ sinh… mà chúng ta chọn gạch xây nhà có đặc tính phù hợp. Không nhất thiết chỉ sử dụng 1 loại gạch nhất định mà có thể kết hợp 2 – 3 loại gạch để đem đến hiệu quả tối ưu nhất.
Cách kiểm tra chất lượng gạch xây nhà
Thực tế, mỗi loại gạch đều có những quy định cụ thể về kích thước, cân nặng, cường độ chịu lực… theo tiêu chuẩn TCVN của bộ xây dựng. Việc kiểm tra chất lượng gạch được căn cứ dựa trên những quy định này. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm chọn gạch xây nhà, người ta cũng có thể kiểm tra nhanh chất lượng gạch theo các tiêu chí như sau:
Kiểm tra kích thước và độ phẳng
Kích thước của viên gạch phải đúng với quy chuẩn. Độ sai lệch về kích thước không được vượt quá ± 6mm đối với chiều dài; ± 4mm chiều rộng và ± 3mm với chiều cao. Cách viên gạch cần đảm bảo đồng đều về kích cỡ, vuông thành sắc cạnh.
Độ cong vênh của gạch không vượt quá 5mm. Nếu gạch cong vênh sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, gây kéo dài thời gian thi công và tốn thêm nhiều vữa.
Kiểm tra màu gạch
Gạch đất sét nung đạt tiêu chuẩn có màu cam đậm hoặc nâu đỏ đặc trưng. Các viên gạch đều màu, sáng, đẹp. Nếu gạch có màu tối sẫm có thể do nung lâu, bị già lửa. Hoặc ngược lại, gạch có màu cam nhạt thường là do nung chưa tới, rất giòn và dễ vỡ. Cần tránh chọn phải những lô gạch này.
Tương tự, đối với gạch không nung cũng nên chọn những lô gạch có màu sắc đồng đều.
Kiểm tra độ thấm hút của viên gạch
Kiểm tra độ thấm hút bằng cách ngâm gạch trong nước trong 24h. So sánh trọng lượng của viên gạch trước và sau khi ngâm, nếu trọng lượng gạch tăng thêm quá 15% thì đây là loại gạch chống nước kém, không nên sử dụng.
Kiểm tra độ chắc chắn của gạch
– Nếu gạch đem đập vỡ ra mà thành nhiều mảnh nhỏ, vụn thì độ chắc chắn kém. Gạch chất lượng khi đập vỡ sẽ không quá nát, vụn.
– Gạch tốt khi va vào nhau tạo âm thanh ken ken.
– Thả viên gạch ở độ cao 1m, gạch tốt không bị vỡ vụn.
Nguồn: kientructrangkim
Chia sẻ nhận xét về sản phẩm