Bài viết tập trung nghiên cứu về nguyên nhân gây nứt và giải pháp hạn chế hiện tượng nứt trên khối xây sử dụng loại gạch xi măng cốt liệu đang được sử dụng phổ biến ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Nguyên nhân nứt khối xây sử dụng gạch xi măng cốt liệu
- A2: Nhiệt thuỷ hoá của xi măng khi bê tông trong gạch đang trong quá trình ninh kết. Loại trừ nguyên nhân này vì hỗn hợp bê tông là dạng bán khô, gạch sản xuất sau khoảng 14 ngày mới sử dụng, gạch có kích thước nhỏ nên nhiệt hydrat hóa gây ảnh hưởng căng kéo gây nứt là hầu như không đáng kể.
- A9 - A10: Kìm hãm co ngót - giãn nở của bêtông trong quá trình gạch đưa vào sử dụng. Co ngót của bê tông khi gạch đưa vào sử dụng chủ yếu là dạng co khô.
- B7: Tác động rung lắc trong giai đoạn bê tông đang ninh kết. Loại trừ nguyên nhân này vì khối xây không chịu tác động rung lắc.
- B17: Không có hoặc đặt khe lún sai, tường quá dài. Loại trừ nguyên nhân này vì khối xây có kích thước phù hợp, không quá dài, không quá cao.
Vì vậy, nguyên nhân chính của việc gây khối xây gạch xi măng cốt liệu của công trình là:
• Kìm hãm co ngót - giãn nở của bê tông trong quá trình gạch đưa vào sử dụng. Co ngót của bê tông khi gạch đưa vào sử dụng chủ yếu là dạng co khô.
Giải pháp hạn chế nứt khối xây sử dụng gạch xi măng cốt liệu
Từ kết quả thực nghiệm khảo sát các giải pháp sau được đề xuất để hạn chế hiện tượng nứt trên khối xây sử dụng gạch xi măng cốt liệu:
- Bổ sung, cải tiến yêu cầu kỹ thuật của gạch xi măng cốt liệu.
- Cải tiến quy trình xây tô khối xây sử dụng gạch xi măng cốt liệu.
Gạch xi măng cốt liệu phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của TCVN 6477:2016, ngoài ra gạch xi măng cốt liệu cần phải đáp ứng các chỉ tiêu cụ thể như sau:
Quy trình tô vữa xi măng khối xây gạch xi măng cốt liệu như sau:
• Đóng lưới thép (loại lưới thép có mắt lưới hình thoi, vuông hoặc chữ nhật, ô lưới 20 - 30 mm, sợi thép có đường kính 0,2 - 0,5mm) tại vị trí liên kết giữa cột - tường, và tường - dầm (như hình). Bề rộng lưới thép đóng 100 mm.
Đóng lưới thép và tạo khe co giãn tại vị trí cột - tường, và tường - dầm.
• Dùng hồ dầu xi măng tưới ẩm bề mặt tường trước khi tô.
• Sàng cát sông để loại bỏ mùn, bùn sét vón cục.
• Trộn đều vữa xi măng để tô tường với tỷ lệ như sau (theo khối lượng): 1 xi măng + 4 cát + 0,6 - 0,8 nước.
• Tô tường với chiều dày mỗi lớp tô không quá 1,5 cm. Nếu chiều dày lớp vữa tô quá 1,5 cm thì sẽ tiến hành tô làm nhiều lớp.
Kết quả nghiên cứu độ co khô của gạch xi măng cốt liệu cho thấy, độ co khô của gạch xi măng cốt liệu tăng dần theo thời gian, đạt đỉnh co khô và ổn định sau 45 ngày từ lúc sản xuất. Vì vậy, nên lựa chọn gạch xi măng cốt liệu có tuổi từ 45 ngày trở lên để thi công khối xây, hoặc dùng phương pháp dưỡng hộ nhiệt ẩm để rút ngắn thời gian lưu gạch trong bãi sản phẩm của nhà máy khi đẩy nhanh quá trình hydrat hóa của xi măng từ đó làm ổn định độ co khô của gạch khi đưa vào thi công khối xây.
Công nghệ dưỡng hộ gạch xi măng cốt liệu bằng hơi nước nóng
Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu, khảo sát thực nghiệm về nguyên nhân gây nứt khối xây sử dụng gạch xi măng cốt liệu ở vùng ĐBSCL, rút ra những kết luận như sau:
• Hiện tại, ở vùng ĐBSCL, loại gạch xi măng cốt liệu 4 lỗ với kích thước 8x8x18 cm có mác gạch dao động từ 5 - 10 MPa, hệ số mềm hóa mềm của gạch dưới 75%, độ thấm nước của gạch trên 16 Lit/m².h và độ co nở tương đối trên 1 mm/m;
• Giải pháp hạn chế nứt trên khối xây gạch xi măng cốt liệu tập trung vào: yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm gạch xi măng cốt liệu và quy trình xây tô khối xây sử dụng gạch xi măng cốt liệu;
• Cần xem xét thêm hai chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng khi nghiệm thu gạch xi măng cốt liệu (ngoài các chỉ tiêu kỹ thuật đã đề cập trong TCVN 6477:2016), đó là hệ số mềm và biên độ co - nở;
• Nên lựa chọn gạch xi măng cốt liệu có tuổi từ 45 ngày trở lên để thi công khối xây, hoặc dùng phương pháp dưỡng hộ nhiệt ẩm để đẩy nhanh quá trình hydrat hóa của xi măng từ đó làm ổn định độ co khô của gạch trước khi đưa vào thi công khối xây.
Nguồn: vatlieuxaydung.org
Chia sẻ nhận xét về sản phẩm